Chuyện về một giai nhân Hà Thành chào đời tại nước Pháp

Tiểu thư đài các đi kháng chiến

Hơn 80 năm trước, vào mùa Xuân năm Mậu Dần 1938, tại làng Phú Diễn (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có một đám cưới linh đình. Cô dâu tuổi 17 sắc nước hương trời được rước từ vùng quan họ Kinh Bắc, chú rể cũng là danh gia vọng tộc của Hà Thành. Đoàn đón dâu đi bằng ôtô, có thợ ảnh đến tận nhà ghi lại những khoảnh khắc quan trọng nhất của một đời người. Dân vùng Phú Diễn hôm đó nô nức kéo nhau ra ngắm đoàn rước dâu, không ngớt lời trầm trồ ngợi khen cô dâu Nguyễn Thị Tâm yêu kiều trong bộ áo dài bằng gấm, cổ đeo kiềng vàng, chân đi hài nhung. Chú rể Đặng Trần Tường đôi mắt sáng quắc, nét mặt cương nghị, áo dài quần trắng dáng vẻ phong trần, đĩnh đạc.

Cô bé Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) và mẹ nuôi Nguyễn Thị Chắt tại Bắc Ninh.

Cô dâu chính là cô bé Nguyễn Thị Định năm nào từ Pháp về sống với ông bà nội ở làng Xuân Đỉnh. Ông nội của Định là một người giàu có trong làng, rất quảng giao và thường xuyên ngao du, săn bắn. Trong số những người bạn thân của ông, có ông Nguyễn Hữu Lâu, thường gọi là Ký Lâu và vợ là Nguyễn Thị Chắt, giàu có nức tiếng vùng Kinh Bắc; hiềm một nỗi dù thành thân đã lâu nhưng họ chưa sinh được mụn con nào. Bé Định thi thoảng được ông nội cho đi chơi xa và cơ duyên gặp, được vợ chồng ông Ký Lâu vô cùng yêu thương. Thấy vợ chồng người bạn vong niên khát khao một đứa con, ông nội bé Định đồng ý cho bé làm con nuôi nhà ông bà Ký Lâu.

Đài các lại vào đài các, bé Định được cha mẹ nuôi đổi tên là Nguyễn Thị Tâm và được cưng chiều, nuôi dạy chu đáo, đi đâu cũng có xe tay đưa rước. Bé được học cùng con Tây tại một ngôi trường hiếm hoi của thị xã Bắc Ninh. Cô bé xinh xắn, thông minh nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới, nói thạo tiếng Pháp… Vài năm sau, mẹ đẻ của Tâm từ Pháp về để đón con, nhưng Tâm đã quen với cuộc sống và gia đình mới nên ông bà Ký Lâu không cho bà Nghĩa được gặp con. Vài lần nữa, bà Nghĩa cất công lặn lội về Việt Nam đón con nhưng đều không toại nguyện, đành bùi ngùi trở lại nước Pháp. Dẫu vậy, người mẹ cũng an lòng khi đứa con gái dứt ruột đẻ ra đang được sống trong cảnh đủ đầy và tình thương yêu.

Cô dâu Nguyễn Thị Tâm và chú rể Đặng Trần Tường trong ngày cưới (21 tháng Giêng năm Mậu Dần - 1938).

Mẹ đẻ bé Tâm cũng là một người phụ nữ tài sắc và có nhiều con với 3 người chồng. Người chồng đầu, bố đẻ của bé Tâm quê ở làng Xuân Đỉnh (Hà Nội), làm thông ngôn tại Pháp; hai người chồng sau cũng là các chính khách và doanh nhân tên tuổi ở Sài Gòn.

Là trưởng nam của cụ Tâm, ông Đặng Toàn Thắng (SN 1947) còn lưu giữ được nhiều kỉ niệm với cha mẹ. Ông Thắng kể: Ông nội tôi là lý trưởng. Bố tôi, mới tuổi thanh niên đã có ôtô đi lại làm ăn qua nhiều tỉnh… Mẹ tôi là người nổi tiếng xinh đẹp ở vùng Kinh Bắc nên bố tôi thưa với ông bà nội nhờ người mai mối, hỏi cưới. Bố mẹ tôi cưới nhau đầu năm Mậu Dần thì năm sau sinh được chị gái tôi, rồi lần lượt tới 7 anh chị em. Bố tôi tham gia cách mạng từ sớm, ngay sau Cách mạng Tháng Tám đã vào công an, là quân của bác Lê Giản (Giám đốc Nha Công an Trung ương – PV). Sau này, bố tôi chuyển ngành sang Bộ Văn hóa và mất năm 1968; mẹ tôi ở vậy nuôi dạy các con, cháu nên người.

Cụ Nguyễn Thị Nghĩa (thứ ba từ phải sang) và con gái Nguyễn Thị Định (thứ tư từ phải sang) cùng các cháu gái. Ảnh chụp năm 1977 khi cụ Nghĩa trở lại Hà Nội thăm con cháu sau hơn 50 năm xa cách.

Nhớ về ông bà ngoại nuôi của mình, ông Thắng kể: “Nhà ông bà ngoại nuôi của tôi rất giàu có. Nhưng đến năm 1947 trong một trận càn, ông ngoại tôi bị giặc Pháp bắn chết. Cả nhà tôi cùng bà ngoại nuôi đi tản cư, rồi lên Tuyên Quang tham gia kháng chiến. Tôi khi đó đã lớn, thấy mẹ tôi từ một tiểu thư nhà giàu, giờ cũng xông xáo mọi việc ở chiến khu. Mẹ tôi làm trong ngành thuế, rồi tham gia công tác phụ nữ, công đoàn của cơ quan… Tiếp quản Thủ đô, chúng tôi về Hà Nội và sống như bao gia đình đi kháng chiến trở về, cuộc sống cũng lắm gian nan, vất vả. Bố mẹ tôi đều chuyển ngành sang Bộ Văn hóa. Mẹ tôi nhiều năm là cán bộ của Trường đào tạo học sinh Lào… Bà ngoại nuôi sống cùng gia đình tôi, bà mất năm 1997, khi tròn 97 tuổi”.

Lại nói về cụ Nguyễn Thị Nghĩa, sau vài lần về Việt Nam đón con không được, đành trở lại và ở hẳn bên Pháp. Tưởng như, cụ sẽ không bao giờ còn gặp lại người con gái đầu – Nguyễn Thị Định ở Việt Nam; nhất là khi Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, tiếp đến là cuộc chiến kéo dài 30 năm tại Đông Dương, khiến bao gia đình ly tán, thất lạc.

Tâm sự của cụ bà 101 tuổi

Sau ngày thống nhất đất nước, trong số những người em cùng mẹ khác cha với cụ Tâm, có cụ Nguyễn Thị Đường (tên khác là Nguyễn Thị Phương), sống ở Sài Gòn. Cụ Đường tìm được địa chỉ và viết thư gửi chị gái ở Hà Nội, cho biết mẹ vẫn mạnh khỏe và sống ở Pháp. Theo địa chỉ người em gái cung cấp, cụ Tâm viết thư gửi mẹ và nhận được hồi âm sau nửa thế kỷ hai mẹ con bặt tin nhau. Mặc dù việc đi lại giữa Việt Nam và Pháp sau năm 1975 thuận lợi hơn thời chiến tranh, nhưng cũng phải mất khá nhiều thời gian cụ Nghĩa mới sắp đặt được mọi việc để về Việt Nam thăm con gái và các cháu.

Cụ Nguyễn Thị Tâm bỏ phiếu bầu cử sáng 23/5/2021.

Ông Đặng Toàn Thắng nhớ lại: “Tháng 2/1977, gia đình tôi nhận được điện báo bà ngoại ruột từ Pháp về thăm. Cả nhà háo hức, bồn chồn và băn khoăn hỏi nhau, bao năm nay không gặp gỡ, không có một bức ảnh; đến mẹ tôi cũng không hình dung được nét mặt của bà, thì sao mà nhận ra nhau được. Mẹ tôi bảo, ai nhìn già nhất, đẹp nhất thì đấy là bà ngoại!”.

Đúng ngày giờ hẹn, chúng tôi đón bà ngoại tại sân bay Gia Lâm. Quả thực, bà rất đẹp và sang trọng – ông Thắng kể tiếp. Bao trùm lên hết là tình mẫu tử và thương yêu con cháu ở trong nước vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh 30 năm, nên cụ Nghĩa mặc trên người 5 chiếc áo măng tô, mang theo nhiều hàng hóa: 5 đầu máy may Singer, nhiều đồng hồ và quần áo dành tặng mọi người. Riêng ông Thắng, vì là cháu trai trưởng nên được bà ngoại cho 2.000 franc và 1 chiếc đồng hồ vàng. Đó là những món quà rất có giá trị ngày ấy.

Thẻ cử tri của cụ Tâm.

Cụ nghĩa ở Hà Nội một thời gian với con cháu, thăm lại cảnh cũ, bạn bè rồi lên máy bay vào Sài Gòn thăm người con gái. Đến năm 1980, cụ Nghĩa bảo lãnh cho con gái Nguyễn Thị Định (tức Nguyễn Thị Tâm) sang Pháp chơi. Hai mẹ con đã có những ngày hạnh phúc bên nhau sau nhiều năm xa cách. Cụ Nghĩa cũng rất thọ, được trời cho 97 mùa Xuân, bằng với mẹ nuôi của cụ Tâm…

Tết Dương lịch 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi “Thiếp mừng thọ 100 tuổi” chúc mừng cụ bà Nguyễn Thị Tâm (tên khai sinh là Nguyễn Thị Định). Khi đón nhận Thiếp chúc mừng của Chủ tịch nước, cả gia đình ngập tràn niềm hân hoan, hạnh phúc, bởi cụ Tâm tính theo “tuổi ta” là 101 tuổi nhưng vẫn tự lo mọi sinh hoạt cá nhân và minh mẫn!

Thiếp mừng thọ 100 tuổi của Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc mừng cụ Tâm.

Buổi chiều tháng 5 nắng đẹp cận ngày bầu cử Quốc hội khóa XV, chúng tôi đến thăm cụ Nguyễn Thị Tâm, hiện sống với gia đình người con dâu thứ trong một căn nhà to đẹp trên phố Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tuổi đại thọ, cụ vẫn đi lại được trong nhà và ngồi trông cửa hàng kinh doanh giúp các cháu. Thường thì mỗi khi có khách vào giao dịch xong, cụ lại nhắc các cháu, chắt: “Tiền nong để cẩn thận kẻo nhầm lẫn”…

Nghe em dâu nói có khách đến thăm bà, ông Đặng Toàn Thắng tất tả rời cửa hàng bán café tại nhà ở phố Nguyễn Quang Bích, đến làm “phiên dịch” cho khách nói chuyện với mẹ. Chị Oanh, người con dâu thứ của cụ Tâm bảo: “Bà hợp với bác Thắng lắm. Có bác Thắng thì bà sẽ nói nhiều chuyện hơn”.

Cụ Nguyễn Thị Tâm và con trai Đặng Toàn Thắng (Ảnh chụp đầu năm 2021).

Cụ Tâm - hoa khôi Kinh Bắc, giai nhân Hà Thành một thuở - tiếp chúng tôi trong phòng khách. Cụ mặc chiếc áo dài gấm the, làn da đồi mồi nhưng vẫn hồng hào, mạnh khỏe. Cụ lào khào nói: “Tôi giờ điếc lắm, nghe không rõ”, khiến khách nể phục về sự minh mẫn của vị đại lão. Dù câu chuyện không liền mạch nhưng với sự gợi ý, “phiên dịch” của con trai trưởng, cụ Tâm rất vui vẻ, tâm sự nhiều chuyện.

Cụ Nguyễn Thị Tâm và tác giả.

“Mẹ tôi đẻ tôi ở nhà hộ sinh bên Pháp. Tôi biết đánh máy chữ đấy. Ngày đi kháng chiến ở Tuyên Quang, tôi tích cực công tác lắm, tôi làm công tác phụ nữ, công đoàn. Hồi làm ở trường Lào, tôi phải chăm lo cho học sinh. Đi mua hàng hóa về, tôi vào sổ cẩn thận. Tôi không bao giờ tham ô, tơ hào một đồng!... À, giờ mỗi bữa tôi vẫn ăn được một bát cơm” – Những mẩu chuyện cụ Tâm nói, chậm rãi, không ra đầu ra cuối nhưng vẫn tỏ rõ sự minh mẫn hiếm thấy của một người đã qua 101 mùa Xuân.

Nói chuyện dông dài, cụ Tâm tỏ ra rất vui. Ông Thắng kể, cụ vẫn ăn ngủ tốt. Tôi mua bát mì vằn thắn, cụ ăn ngon lành được hết; thi thoảng, cụ còn hút thuốc lá… Rồi ông Thắng ghé tai mẹ, hỏi: “Con châm điếu thuốc mợ hút cho thơm mồm nhé?”. Lần này, bất ngờ cụ Tâm xua tay, lắc đầu: “Không hút nữa. Hại phổi lắm!”.


Tròn 100 năm trước, có đôi vợ chồng người Việt tại Pháp sinh hạ được cô con gái diệu, đặt tên là Nguyễn Thị Định. Do công việc nơi “mẫu quốc” bận rộn và muốn con gái được sống ở quê nhà, không quên gốc gác tổ tông nên khi bé Định tròn 4 tuổi, người mẹ đưa con gái lên tàu vượt biển về làng Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) gửi ông bà nội. “Ông bà nuôi nấng cháu giúp vợ chồng con. Vài năm nữa, con sẽ về đón cháu sang Pháp” – người con dâu Nguyễn Thị Nghĩa nói với cha mẹ chồng trước lúc từ biệt. Nhưng số phận đưa đẩy, mãi hơn nửa thế kỉ sau hai mẹ con họ mới được đoàn viên khi đất nước hoàn toàn thống nhất…

Tiểu thư đài các đi kháng chiến

Hơn 80 năm trước, vào mùa Xuân năm Mậu Dần 1938, tại làng Phú Diễn (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có một đám cưới linh đình. Cô dâu tuổi 17 sắc nước hương trời được rước từ vùng quan họ Kinh Bắc, chú rể cũng là danh gia vọng tộc của Hà Thành. Đoàn đón dâu đi bằng ôtô, có thợ ảnh đến tận nhà ghi lại những khoảnh khắc quan trọng nhất của một đời người. Dân vùng Phú Diễn hôm đó nô nức kéo nhau ra ngắm đoàn rước dâu, không ngớt lời trầm trồ ngợi khen cô dâu Nguyễn Thị Tâm yêu kiều trong bộ áo dài bằng gấm, cổ đeo kiềng vàng, chân đi hài nhung. Chú rể Đặng Trần Tường đôi mắt sáng quắc, nét mặt cương nghị, áo dài quần trắng dáng vẻ phong trần, đĩnh đạc.

Cô dâu chính là cô bé Nguyễn Thị Định năm nào từ Pháp về sống với ông bà nội ở làng Xuân Đỉnh. Ông nội của Định là một người giàu có trong làng, rất quảng giao và thường xuyên ngao du, săn bắn. Trong số những người bạn thân của ông, có ông Ký Lâu và vợ là bà Chắt, giàu có nức tiếng vùng Kinh Bắc; hiềm một nỗi dù thành thân đã lâu nhưng họ chưa sinh được mụn con nào. Bé Định thi thoảng được ông nội cho đi chơi xa và cơ duyên gặp, được vợ chồng ông Ký Lâu vô cùng yêu thương. Thấy vợ chồng người bạn vong niên khát khao một đứa con, ông nội bé Định đồng ý cho bé làm con nuôi nhà ông bà Ký Lâu.

Đài các lại vào đài các, bé Định được cha mẹ nuôi đổi tên là Nguyễn Thị Tâm và được cưng chiều, nuôi dạy chu đáo, đi đâu cũng có xe tay đưa rước. Bé được học cùng con Tây tại một ngôi trường hiếm hoi của thị xã Bắc Ninh. Cô bé xinh xắn, thông minh nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới, nói thạo tiếng Pháp… Vài năm sau, mẹ đẻ của Tâm từ Pháp về để đón con, nhưng Tâm đã quen với cuộc sống và gia đình mới nên ông bà Ký Lâu không cho bà Nghĩa được gặp con. Vài lần nữa, bà Nghĩa cất công lặn lội về Việt Nam đón con nhưng đều không toại nguyện, đành bùi ngùi trở lại nước Pháp. Dẫu vậy, người mẹ cũng an lòng khi đứa con gái dứt ruột đẻ ra đang được sống trong cảnh đủ đầy và tình thương yêu.

Mẹ đẻ bé Tâm cũng là một người phụ nữ tài sắc và có nhiều con với 3 người chồng. Người chồng đầu, bố đẻ của bé Tâm quê ở làng Xuân Đỉnh (Hà Nội), làm thông ngôn tại Pháp; hai người chồng sau cũng là các chính khách và doanh nhân tên tuổi ở Sài Gòn.

Là trưởng nam của cụ Tâm, ông Đặng Toàn Thắng (SN 1947) còn lưu giữ được nhiều kỉ niệm với cha mẹ. Ông Thắng kể: Ông nội tôi là lý trưởng. Bố tôi, mới tuổi thanh niên đã có ôtô đi lại làm ăn qua nhiều tỉnh… Mẹ tôi là người nổi tiếng xinh đẹp ở vùng Kinh Bắc nên bố tôi thưa với ông bà nội nhờ người mai mối, hỏi cưới. Bố mẹ tôi cưới nhau đầu năm Mậu Dần thì năm sau sinh được chị gái tôi, rồi lần lượt tới 7 anh chị em. Bố tôi tham gia cách mạng từ sớm, ngay sau Cách mạng Tháng Tám đã vào công an, là quân của bác Lê Giản (Giám đốc Nha Công an Trung ương – PV). Sau này, bố tôi chuyển ngành sang Bộ Văn hóa và mất năm 1968; mẹ tôi ở vậy nuôi dạy các con, cháu nên người.

Nhớ về ông bà ngoại nuôi của mình, ông Thắng kể: “Nhà ông bà ngoại nuôi của tôi rất giàu có. Nhưng đến năm 1947 trong một trận càn, ông ngoại tôi bị giặc Pháp bắn chết. Cả nhà tôi cùng bà ngoại nuôi đi tản cư, rồi lên Tuyên Quang tham gia kháng chiến. Tôi khi đó đã lớn, thấy mẹ tôi từ một tiểu thư nhà giàu, giờ cũng xông xáo mọi việc ở chiến khu. Mẹ tôi làm trong ngành thuế, rồi tham gia công tác phụ nữ, công đoàn của cơ quan… Tiếp quản Thủ đô, chúng tôi về Hà Nội và sống như bao gia đình đi kháng chiến trở về, cuộc sống cũng lắm gian nan, vất vả. Bố mẹ tôi đều chuyển sang ngành sang Bộ Văn hóa. Mẹ tôi nhiều năm là cán bộ của Trường đào tạo học sinh Lào… Bà ngoại nuôi sống cùng gia đình tôi, bà mất năm 1997, khi tròn 97 tuổi”.

Lại nói về cụ Nguyễn Thị Nghĩa, sau vài lần về Việt Nam đón con không được, đành trở lại và ở hẳn bên Pháp. Tưởng như, cụ sẽ không bao giờ còn gặp lại người con gái đầu – Nguyễn Thị Định ở Việt Nam; nhất là khi Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, tiếp đến là cuộc chiến kéo dài 30 năm tại Đông Dương, khiến bao gia đình ly tán, thất lạc.

Tâm sự của cụ bà 101 tuổi

Sau ngày thống nhất đất nước, trong số những người em cùng mẹ khác cha với cụ Tâm, có cụ Nguyễn Thị Đường (tên khác là Nguyễn Thị Phương), sống ở Sài Gòn. Cụ Đường tìm được địa chỉ và viết thư gửi chị gái ở Hà Nội, cho biết mẹ vẫn mạnh khỏe và sống ở Pháp. Theo địa chỉ người em gái cung cấp, cụ Tâm viết thư gửi mẹ và nhận được hồi âm sau nửa thế kỷ hai mẹ con bặt tin nhau. Mặc dù việc đi lại giữa Việt Nam và Pháp sau năm 1975 thuận lợi hơn thời chiến tranh, nhưng cũng phải mất khá nhiều thời gian cụ Nghĩa mới sắp đặt được mọi việc để về Việt Nam thăm con gái và các cháu.

Ông Đặng Toàn Thắng nhớ lại: “Tháng 2/1977, gia đình tôi nhận được điện báo bà ngoại ruột từ Pháp về thăm. Cả nhà háo hức, bồn chồn và băn khoăn hỏi nhau, bao năm nay không gặp gỡ, không có một bức ảnh; đến mẹ tôi cũng không hình dung được nét mặt của bà, thì sao mà nhận ra nhau được. Mẹ tôi bảo, ai nhìn già nhất, đẹp nhất thì đấy là bà ngoại!”.

Đúng ngày giờ hẹn, chúng tôi đón bà ngoại tại sân bay Gia Lâm. Quả thực, bà rất đẹp và sang trọng – ông Thắng kể tiếp. Bao trùm lên hết là tình mẫu tử và thương yêu con cháu ở trong nước vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh 30 năm, nên cụ Nghĩa mặc trên người 5 chiếc áo măng tô, mang theo nhiều hàng hóa: 5 đầu máy may Singer, nhiều đồng hồ và quần áo dành tặng mọi người. Riêng ông Thắng, vì là cháu trai trưởng nên được bà ngoại cho 2.000 franc và 1 chiếc đồng hồ vàng. Đó là những món quà rất có giá trị ngày ấy.

Cụ nghĩa ở Hà Nội một thời gian với con cháu, thăm lại cảnh cũ, bạn bè rồi lên máy bay vào Sài Gòn thăm người con gái. Đến năm 1980, cụ Nghĩa bảo lãnh cho con gái Nguyễn Thị Định (tức Nguyễn Thị Tâm) sang Pháp chơi. Hai mẹ con đã có những ngày hạnh phúc bên nhau sau nhiều năm xa cách. Cụ Nghĩa cũng rất thọ, được trời cho 97 mùa Xuân, bằng với mẹ nuôi của cụ Tâm…

Tết Dương lịch 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi “Thiếp mừng thọ 100 tuổi” chúc mừng cụ bà Nguyễn Thị Tâm (tên khai sinh là Nguyễn Thị Định). Khi đón nhận Thiếp chúc mừng của Chủ tịch nước, cả gia đình ngập tràn niềm hân hoan, hạnh phúc, bởi cụ Tâm tính theo “tuổi ta” là 101 tuổi nhưng vẫn tự lo mọi sinh hoạt cá nhân và minh mẫn!

Buổi chiều tháng 5 nắng đẹp cận ngày bầu cử Quốc hội khóa XV, chúng tôi đến thăm cụ Nguyễn Thị Tâm, hiện sống với gia đình người con dâu thứ trong một căn nhà to đẹp trên phố Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tuổi đại thọ, cụ vẫn đi lại được trong nhà và ngồi trông cửa hàng kinh doanh giúp các cháu. Thường thì mỗi khi có khách vào giao dịch xong, cụ lại nhắc các cháu, chắt: “Tiền nong để cẩn thận kẻo nhầm lẫn”…

Nghe em dâu nói có khách đến thăm bà, ông Đặng Toàn Thắng tất tả rời cửa hàng bán café tại nhà ở phố Nguyễn Quang Bích, đến làm “phiên dịch” cho khách nói chuyện với mẹ. Chị Oanh, người con dâu thứ của cụ Tâm bảo: “Bà hợp với bác Thắng lắm. Có bác Thắng thì bà sẽ nói nhiều chuyện hơn”.

Cụ Tâm - hoa khôi Kinh Bắc, giai nhân Hà Thành một thuở - tiếp chúng tôi trong phòng khách. Cụ mặc chiếc áo dài gấm the, làn da đồi mồi nhưng vẫn hồng hào, mạnh khỏe. Cụ lào khào nói: “Tôi giờ điếc lắm, nghe không rõ”, khiến khách nể phục về sự minh mẫn của vị đại lão. Dù câu chuyện không liền mạch nhưng với sự gợi ý, “phiên dịch” của con trai trưởng, cụ Tâm rất vui vẻ, tâm sự nhiều chuyện.

“Mẹ tôi đẻ tôi ở nhà hộ sinh bên Pháp. Tôi biết đánh máy chữ đấy. Ngày đi kháng chiến ở Tuyên Quang, tôi tích cực công tác lắm, tôi làm công tác phụ nữ, công đoàn. Hồi làm ở trường Lào, tôi phải chăm lo cho học sinh. Đi mua hàng hóa về, tôi vào sổ cẩn thận. Tôi không bao giờ tham ô, tơ hào một đồng!... À, giờ mỗi bữa tôi vẫn ăn được một bát cơm” – Những mẩu chuyện cụ Tâm nói, chậm rãi, không ra đầu ra cuối nhưng vẫn tỏ rõ sự minh mẫn hiếm thấy của một người đã qua 101 mùa Xuân.

Nói chuyện dông dài, cụ Tâm tỏ ra rất vui. Ông Thắng kể, cụ vẫn ăn ngủ tốt. Tôi mua bát mì vằn thắn, cụ ăn ngon lành được hết; thi thoảng, cụ còn hút thuốc lá… Rồi ông Thắng ghé tai mẹ, hỏi: “Con châm điếu thuốc mợ hút cho thơm mồm nhé?”. Lần này, bất ngờ cụ Tâm xua tay, lắc đầu: “Không hút nữa. Hại phổi lắm!”.

Duy Hiển – Viết Phùng


Tròn 100 năm trước, có đôi vợ chồng người Việt tại Pháp sinh hạ được cô con gái diệu, đặt tên là Nguyễn Thị Định. Do công việc nơi “mẫu quốc” bận rộn và muốn con gái được sống ở quê nhà, không quên gốc gác tổ tông nên khi bé Định tròn 4 tuổi, người mẹ đưa con gái lên tàu vượt biển về làng Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) gửi ông bà nội. “Ông bà nuôi nấng cháu giúp vợ chồng con. Vài năm nữa, con sẽ về đón cháu sang Pháp” – người con dâu Nguyễn Thị Nghĩa nói với cha mẹ chồng trước lúc từ biệt. Nhưng số phận đưa đẩy, mãi hơn nửa thế kỉ sau hai mẹ con họ mới được đoàn viên khi đất nước hoàn toàn thống nhất…

Tiểu thư đài các đi kháng chiến

Hơn 80 năm trước, vào mùa Xuân năm Mậu Dần 1938, tại làng Phú Diễn (nay thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có một đám cưới linh đình. Cô dâu tuổi 17 sắc nước hương trời được rước từ vùng quan họ Kinh Bắc, chú rể cũng là danh gia vọng tộc của Hà Thành. Đoàn đón dâu đi bằng ôtô, có thợ ảnh đến tận nhà ghi lại những khoảnh khắc quan trọng nhất của một đời người. Dân vùng Phú Diễn hôm đó nô nức kéo nhau ra ngắm đoàn rước dâu, không ngớt lời trầm trồ ngợi khen cô dâu Nguyễn Thị Tâm yêu kiều trong bộ áo dài bằng gấm, cổ đeo kiềng vàng, chân đi hài nhung. Chú rể Đặng Trần Tường đôi mắt sáng quắc, nét mặt cương nghị, áo dài quần trắng dáng vẻ phong trần, đĩnh đạc.

Cô dâu chính là cô bé Nguyễn Thị Định năm nào từ Pháp về sống với ông bà nội ở làng Xuân Đỉnh. Ông nội của Định là một người giàu có trong làng, rất quảng giao và thường xuyên ngao du, săn bắn. Trong số những người bạn thân của ông, có ông Ký Lâu và vợ là bà Chắt, giàu có nức tiếng vùng Kinh Bắc; hiềm một nỗi dù thành thân đã lâu nhưng họ chưa sinh được mụn con nào. Bé Định thi thoảng được ông nội cho đi chơi xa và cơ duyên gặp, được vợ chồng ông Ký Lâu vô cùng yêu thương. Thấy vợ chồng người bạn vong niên khát khao một đứa con, ông nội bé Định đồng ý cho bé làm con nuôi nhà ông bà Ký Lâu.

Đài các lại vào đài các, bé Định được cha mẹ nuôi đổi tên là Nguyễn Thị Tâm và được cưng chiều, nuôi dạy chu đáo, đi đâu cũng có xe tay đưa rước. Bé được học cùng con Tây tại một ngôi trường hiếm hoi của thị xã Bắc Ninh. Cô bé xinh xắn, thông minh nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới, nói thạo tiếng Pháp… Vài năm sau, mẹ đẻ của Tâm từ Pháp về để đón con, nhưng Tâm đã quen với cuộc sống và gia đình mới nên ông bà Ký Lâu không cho bà Nghĩa được gặp con. Vài lần nữa, bà Nghĩa cất công lặn lội về Việt Nam đón con nhưng đều không toại nguyện, đành bùi ngùi trở lại nước Pháp. Dẫu vậy, người mẹ cũng an lòng khi đứa con gái dứt ruột đẻ ra đang được sống trong cảnh đủ đầy và tình thương yêu.

Mẹ đẻ bé Tâm cũng là một người phụ nữ tài sắc và có nhiều con với 3 người chồng. Người chồng đầu, bố đẻ của bé Tâm quê ở làng Xuân Đỉnh (Hà Nội), làm thông ngôn tại Pháp; hai người chồng sau cũng là các chính khách và doanh nhân tên tuổi ở Sài Gòn.

Là trưởng nam của cụ Tâm, ông Đặng Toàn Thắng (SN 1947) còn lưu giữ được nhiều kỉ niệm với cha mẹ. Ông Thắng kể: Ông nội tôi là lý trưởng. Bố tôi, mới tuổi thanh niên đã có ôtô đi lại làm ăn qua nhiều tỉnh… Mẹ tôi là người nổi tiếng xinh đẹp ở vùng Kinh Bắc nên bố tôi thưa với ông bà nội nhờ người mai mối, hỏi cưới. Bố mẹ tôi cưới nhau đầu năm Mậu Dần thì năm sau sinh được chị gái tôi, rồi lần lượt tới 7 anh chị em. Bố tôi tham gia cách mạng từ sớm, ngay sau Cách mạng Tháng Tám đã vào công an, là quân của bác Lê Giản (Giám đốc Nha Công an Trung ương – PV). Sau này, bố tôi chuyển ngành sang Bộ Văn hóa và mất năm 1968; mẹ tôi ở vậy nuôi dạy các con, cháu nên người.

Nhớ về ông bà ngoại nuôi của mình, ông Thắng kể: “Nhà ông bà ngoại nuôi của tôi rất giàu có. Nhưng đến năm 1947 trong một trận càn, ông ngoại tôi bị giặc Pháp bắn chết. Cả nhà tôi cùng bà ngoại nuôi đi tản cư, rồi lên Tuyên Quang tham gia kháng chiến. Tôi khi đó đã lớn, thấy mẹ tôi từ một tiểu thư nhà giàu, giờ cũng xông xáo mọi việc ở chiến khu. Mẹ tôi làm trong ngành thuế, rồi tham gia công tác phụ nữ, công đoàn của cơ quan… Tiếp quản Thủ đô, chúng tôi về Hà Nội và sống như bao gia đình đi kháng chiến trở về, cuộc sống cũng lắm gian nan, vất vả. Bố mẹ tôi đều chuyển sang ngành sang Bộ Văn hóa. Mẹ tôi nhiều năm là cán bộ của Trường đào tạo học sinh Lào… Bà ngoại nuôi sống cùng gia đình tôi, bà mất năm 1997, khi tròn 97 tuổi”.

Lại nói về cụ Nguyễn Thị Nghĩa, sau vài lần về Việt Nam đón con không được, đành trở lại và ở hẳn bên Pháp. Tưởng như, cụ sẽ không bao giờ còn gặp lại người con gái đầu – Nguyễn Thị Định ở Việt Nam; nhất là khi Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, tiếp đến là cuộc chiến kéo dài 30 năm tại Đông Dương, khiến bao gia đình ly tán, thất lạc.

Tâm sự của cụ bà 101 tuổi

Sau ngày thống nhất đất nước, trong số những người em cùng mẹ khác cha với cụ Tâm, có cụ Nguyễn Thị Đường (tên khác là Nguyễn Thị Phương), sống ở Sài Gòn. Cụ Đường tìm được địa chỉ và viết thư gửi chị gái ở Hà Nội, cho biết mẹ vẫn mạnh khỏe và sống ở Pháp. Theo địa chỉ người em gái cung cấp, cụ Tâm viết thư gửi mẹ và nhận được hồi âm sau nửa thế kỷ hai mẹ con bặt tin nhau. Mặc dù việc đi lại giữa Việt Nam và Pháp sau năm 1975 thuận lợi hơn thời chiến tranh, nhưng cũng phải mất khá nhiều thời gian cụ Nghĩa mới sắp đặt được mọi việc để về Việt Nam thăm con gái và các cháu.

Ông Đặng Toàn Thắng nhớ lại: “Tháng 2/1977, gia đình tôi nhận được điện báo bà ngoại ruột từ Pháp về thăm. Cả nhà háo hức, bồn chồn và băn khoăn hỏi nhau, bao năm nay không gặp gỡ, không có một bức ảnh; đến mẹ tôi cũng không hình dung được nét mặt của bà, thì sao mà nhận ra nhau được. Mẹ tôi bảo, ai nhìn già nhất, đẹp nhất thì đấy là bà ngoại!”.

Đúng ngày giờ hẹn, chúng tôi đón bà ngoại tại sân bay Gia Lâm. Quả thực, bà rất đẹp và sang trọng – ông Thắng kể tiếp. Bao trùm lên hết là tình mẫu tử và thương yêu con cháu ở trong nước vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh 30 năm, nên cụ Nghĩa mặc trên người 5 chiếc áo măng tô, mang theo nhiều hàng hóa: 5 đầu máy may Singer, nhiều đồng hồ và quần áo dành tặng mọi người. Riêng ông Thắng, vì là cháu trai trưởng nên được bà ngoại cho 2.000 franc và 1 chiếc đồng hồ vàng. Đó là những món quà rất có giá trị ngày ấy.

Cụ nghĩa ở Hà Nội một thời gian với con cháu, thăm lại cảnh cũ, bạn bè rồi lên máy bay vào Sài Gòn thăm người con gái. Đến năm 1980, cụ Nghĩa bảo lãnh cho con gái Nguyễn Thị Định (tức Nguyễn Thị Tâm) sang Pháp chơi. Hai mẹ con đã có những ngày hạnh phúc bên nhau sau nhiều năm xa cách. Cụ Nghĩa cũng rất thọ, được trời cho 97 mùa Xuân, bằng với mẹ nuôi của cụ Tâm…

Tết Dương lịch 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi “Thiếp mừng thọ 100 tuổi” chúc mừng cụ bà Nguyễn Thị Tâm (tên khai sinh là Nguyễn Thị Định). Khi đón nhận Thiếp chúc mừng của Chủ tịch nước, cả gia đình ngập tràn niềm hân hoan, hạnh phúc, bởi cụ Tâm tính theo “tuổi ta” là 101 tuổi nhưng vẫn tự lo mọi sinh hoạt cá nhân và minh mẫn!

Buổi chiều tháng 5 nắng đẹp cận ngày bầu cử Quốc hội khóa XV, chúng tôi đến thăm cụ Nguyễn Thị Tâm, hiện sống với gia đình người con dâu thứ trong một căn nhà to đẹp trên phố Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Tuổi đại thọ, cụ vẫn đi lại được trong nhà và ngồi trông cửa hàng kinh doanh giúp các cháu. Thường thì mỗi khi có khách vào giao dịch xong, cụ lại nhắc các cháu, chắt: “Tiền nong để cẩn thận kẻo nhầm lẫn”…

Nghe em dâu nói có khách đến thăm bà, ông Đặng Toàn Thắng tất tả rời cửa hàng bán café tại nhà ở phố Nguyễn Quang Bích, đến làm “phiên dịch” cho khách nói chuyện với mẹ. Chị Oanh, người con dâu thứ của cụ Tâm bảo: “Bà hợp với bác Thắng lắm. Có bác Thắng thì bà sẽ nói nhiều chuyện hơn”.

Cụ Tâm - hoa khôi Kinh Bắc, giai nhân Hà Thành một thuở - tiếp chúng tôi trong phòng khách. Cụ mặc chiếc áo dài gấm the, làn da đồi mồi nhưng vẫn hồng hào, mạnh khỏe. Cụ lào khào nói: “Tôi giờ điếc lắm, nghe không rõ”, khiến khách nể phục về sự minh mẫn của vị đại lão. Dù câu chuyện không liền mạch nhưng với sự gợi ý, “phiên dịch” của con trai trưởng, cụ Tâm rất vui vẻ, tâm sự nhiều chuyện.

“Mẹ tôi đẻ tôi ở nhà hộ sinh bên Pháp. Tôi biết đánh máy chữ đấy. Ngày đi kháng chiến ở Tuyên Quang, tôi tích cực công tác lắm, tôi làm công tác phụ nữ, công đoàn. Hồi làm ở trường Lào, tôi phải chăm lo cho học sinh. Đi mua hàng hóa về, tôi vào sổ cẩn thận. Tôi không bao giờ tham ô, tơ hào một đồng!... À, giờ mỗi bữa tôi vẫn ăn được một bát cơm” – Những mẩu chuyện cụ Tâm nói, chậm rãi, không ra đầu ra cuối nhưng vẫn tỏ rõ sự minh mẫn hiếm thấy của một người đã qua 101 mùa Xuân.

Nói chuyện dông dài, cụ Tâm tỏ ra rất vui. Ông Thắng kể, cụ vẫn ăn ngủ tốt. Tôi mua bát mì vằn thắn, cụ ăn ngon lành được hết; thi thoảng, cụ còn hút thuốc lá… Rồi ông Thắng ghé tai mẹ, hỏi: “Con châm điếu thuốc mợ hút cho thơm mồm nhé?”. Lần này, bất ngờ cụ Tâm xua tay, lắc đầu: “Không hút nữa. Hại phổi lắm!”.

Duy Hiển – Viết Phùng


Duy Hiển - Viết Phùng

Nguồn tin: cand.com.vn