Những thách thức với Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ

Nhưng dù ông Donald Trump hay ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng thì những vấn đề của nước Mỹ mà họ sẽ phải đối mặt và đưa ra lời giải đều là như nhau. Vị tổng thống thứ 46 cần phải thông qua dự luật cứu trợ và thuyết phục công chúng khả năng sản xuất vaccine COVID-19, giải quyết những khủng hoảng kinh tế và các vấn đề đối ngoại lớn mà nước Mỹ đang phải đối mặt. Theo một cuộc khảo sát thăm dò ý kiến được CNN, ABC News, CBS News và NBC News đồng thực hiện bằng việc kết hợp phỏng vấn đối với các cử tri đi bỏ phiếu hôm 3-11 và cử tri bỏ phiếu sớm, 34% nói rằng nền kinh tế là vấn đề biểu quyết quan trọng nhất, tiếp theo là 21% người nói bất bình đẳng chủng tộc và 18% người nêu lên vấn đề đại dịch. Tội phạm và an toàn - một trong những lập luận phản đối chính nhằm Tổng thống Donald Trump và chính sách chăm sóc sức khỏe- trọng tâm trong vận động tranh cử của cựu Phó Tổng thống Joe Biden chỉ được 11% số người được hỏi cho rằng đó là những vấn đề quan trọng.

 

 

Nhưng dù ông Donald Trump hay ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng thì những vấn đề của nước Mỹ mà họ sẽ phải đối mặt và đưa ra lời giải đều là như nhau. Vị tổng thống thứ 46 cần phải thông qua dự luật cứu trợ và thuyết phục công chúng khả năng sản xuất vaccine COVID-19, giải quyết những khủng hoảng kinh tế và các vấn đề đối ngoại lớn mà nước Mỹ đang phải đối mặt.

 
Đương kim Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Ảnh: Getty

Kiểm soát đại dịch

Theo một cuộc khảo sát thăm dò ý kiến được CNN, ABC News, CBS News và NBC News đồng thực hiện bằng việc kết hợp phỏng vấn đối với các cử tri đi bỏ phiếu hôm 3-11 và cử tri bỏ phiếu sớm, 34% nói rằng nền kinh tế là vấn đề biểu quyết quan trọng nhất, tiếp theo là 21% người nói bất bình đẳng chủng tộc và 18% người nêu lên vấn đề đại dịch. Tội phạm và an toàn - một trong những lập luận phản đối chính nhằm Tổng thống Donald Trump và chính sách chăm sóc sức khỏe- trọng tâm trong vận động tranh cử của cựu Phó Tổng thống Joe Biden chỉ được 11% số người được hỏi cho rằng đó là những vấn đề quan trọng.

Nhưng điều thú vị là khi được hỏi là điều trước tiên mà Tổng thống mới đắc cử phải làm bây giờ là gì thì 52% cử tri lại cho biết đó là COVID-19, 42% nghiêng về việc xây dựng lại nền kinh tế. Cuộc thăm dò ý kiến cũng cho biết 48% người dân đánh giá các nỗ lực của Mỹ để ngăn chặn dịch bệnh đang diễn ra "tốt" với 51% trả lời "không tốt".

Hiện nay, COVID-19 đã, đang ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt đời sống của người Mỹ và nó chẳng khác nào "giọt nước tràn ly", tạo ra rất nhiều khoảng trống, nhiều vấn đề cần phải giải quyết, từ hệ thống y tế cộng đồng, kinh tế, chính trị… vốn âm ỉ từ lâu nay.

Vì thế, vấn đề nổi cộm nhất buộc người đứng đầu Nhà Trắng phải bắt tay vào giải quyết ngay khi nhậm chức chính là kiểm soát đại dịch. Hiện tại, số ca nhiễm bệnh đang không ngừng tăng trên 47 bang của nước Mỹ và lây lan không loại trừ ai, kể cả những nhân vật cốt cán trong Chính phủ. Tỉ lệ tử vong 1 ngày trên toàn quốc đã tăng tới 10% chỉ trong 2 tuần qua. Số liệu thống kê từ Đại học John Hopkins cho thấy, 37 bang đã ghi nhận có người thiệt mạng vì COVID-19.

Cho đến trước ngày bầu cử, chính quyền Washington vẫn cố gắng giảm mức tăng đột biến về số người nhiễm virus SARS-CoV-2 và thuyết phục công chúng rằng nếu vaccine được tung ra thị trường dù bị chạy nước rút thì vẫn an toàn khi sử dụng và sẵn sàng để phân phối hàng loạt. Đặc biệt, Tổng thống Donald Trump đã cố gắng sử dụng chiến dịch của mình để bác bỏ những phản đối của các nhà khoa học vì không đồng ý với dự báo màu hồng về đại dịch COVID-19 cũng như việc phát triển vaccine một cách nhanh chóng.

 
Đường phố trên khắp nước Mỹ rộn ràng với những cuộc tuần diễu của người ủng hộ ông Donald Trump và ông Joe Biden.

Điều này khiến đám đông người biểu tình trong các cuộc biểu tình gần đây ở nước Mỹ bắt đầu công kích, đe doạ bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, với biểu ngữ "Fire Fauci" (Sa thải Fauci). Giới truyền thông nhận định, ông Donald Trump sẽ là Tổng thống Mỹ cho ít nhất đến ngày 20-1-2021 và có thể sa thải bác sĩ Fauci cùng các quan chức y tế khác không đồng quan điểm trong những tuần sau bầu cử. Nhưng động thái như vậy sẽ không truyền cảm hứng cho người dân đặt niềm tin vào vaccine COVID-19.

gược lại, khi tranh cử, ứng viên Tổng thống Joe Biden liên tục chỉ trích Chính phủ Mỹ phản ứng chậm chạp trong giai đoạn đầu dịch bệnh và tìm cách đổ lỗi cho bên ngoài (WHO, Trung Quốc) khi dịch bệnh bùng phát mạnh; không tin tưởng lời khuyên từ các bác sĩ và nhà khoa học; đưa ra những lời khuyến cáo không đúng về các loại thuốc chữa trị COVID-19 cho người dân. Câu hỏi được đưa ra là khi trúng cử thì liệu ông Joe Biden có nhất quán thực hiện lời hứa hợp tác với Quốc hội miễn phí xét nghiệm và điều trị COVID-19, mở rộng Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (ACA) hay còn gọi là Obamacare, cũng như cho phép người Mỹ lựa chọn tham gia một chương trình bảo hiểm y tế công tương tự như Medicare.

Ngăn chặn suy thoái kinh tế

Mục tiêu thứ 2 và quan trọng không kém là hồi sinh một nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. Thống kê cho thấy, tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức gần 8% (tỷ lệ cao nhất kể từ Thế chiến II) và gánh nặng cơm áo gạo tiền đang là mối lo lớn nhất đối với những người thất nghiệp. Kế hoạch viện trợ khổng lồ được đưa ra vào mùa xuân năm nay, bao gồm trợ cấp thất nghiệp 600USD/tuần là không đủ. Bất bình đẳng ngày càng tăng. Ngày nay, cứ 7 người Mỹ thì có 1 người sống trong cảnh nghèo đói. Ngoài việc quản lý cuộc khủng hoảng sức khỏe, thách thức đầu tiên của người chiến thắng sẽ là tạo ra các điều kiện để phát triển, để người Mỹ thoát khỏi tình trạng bấp bênh và tìm được việc làm.

Đương kim Tổng thống Donald Trump hứa hẹn sẽ tạo ra 10 triệu việc làm trong 10 tháng, thông qua một kế hoạch đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng và công nghiệp. Cựu Phó Tổng thống Joe Biden thì về 5 triệu việc làm sắp tới, đặc biệt nhấn mạnh vào đầu tư vào các lĩnh vực của tương lai, chẳng hạn như môi trường, đổi mới…

 
Người dân đi bỏ phiếu tại một điểm bỏ phiếu ở Đông Bắc Philadelphia. ảnh: Reuters

Về giảm tỷ lệ thất nghiệp, hai ứng cử viên cũng hứa hẹn sẽ thúc đẩy sản xuất tại địa phương và khuyến khích doanh nghiệp di dời nơi sản xuất, chuỗi cung ứng. Đặc biệt, khẩu hiệu "Sản xuất tại Mỹ" vẫn được ông Donald Trump đề cao hơn bao giờ hết, nhưng nó cũng được hứa hẹn bởi ông Joe Biden thông qua các khoản tín dụng thuế và việc các công ty sẽ tạo ra vị thế trên đất Mỹ. Các khoản cắt giảm thuế đáng kể mà ông Donald Trump cấp cho những người giàu nhất khi ông lên nhậm chức cách đây 4 năm, cũng như kế hoạch kích thích kinh tế để chống lại COVID-19 đã khiến kinh tế Mỹ thêm khó khăn. Với đại dịch, thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng gấp 3 lần, lên tới 16% GDP và nợ công đang bùng nổ với dự báo sẽ vượt quá 100% GDP.

Cuối cùng, một phần nhỏ nhưng không kém phần quan trọng là quan hệ kinh tế quốc tế của Mỹ. Đương kim Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và các chính sách bảo hộ đã làm nguội lạnh nhiều mối quan hệ với các đối tác kinh tế truyền thống của Mỹ, trước hết là châu Âu. Vì vậy, cũng còn phải xem liệu Tổng thống kế tiếp có biết hoặc có thể khôi phục lại sự tự tin cũng như làm dịu mọi thứ hay không.

Mỹ không còn là siêu cường duy nhất

Vào thời điểm nay, thách thức về đối ngoại-an ninh của nước Mỹ đã khác nhiều so với trước đây mà điều lo lắng nhất là trong trật tự thế giới, Mỹ không còn là siêu cường lớn nhất với vị thế vững chãi. Nghĩa là Mỹ một lần nữa lại rơi vào kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực với các nước lớn khác.

Nga đang dần lấy lại uy thế và có sự áp đảo hơn ở khu vực châu Âu cũng như việc gia tăng lòng tin với các quốc gia vùng Trung Đông-châu Phi (2 khu vực mà ảnh hưởng của Mỹ đang bị suy yếu). Còn sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã và đang trở thành vấn đề vô cùng lớn mà Washington phải đối mặt. Hiện Trung Quốc được cho là đang đối đầu với Mỹ trong một loạt vấn đề gồm: Biển Đông, Đài Loan, kinh tế, quân sự…

Chưa hết, giới quan sát cũng cho rằng, một chính quyền của ông Joe Biden, hoặc của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai, có thể buộc phải đối phó với Bình Nhưỡng sớm hơn những gì họ mong đợi. Thực tế là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vẫn luôn là một trong những vấn đề chính sách đối ngoại khó nhằn nhất của Mỹ. Kể từ tháng 11-2017, Bình Nhưỡng đã không phóng thử bất kỳ vũ khí hạt nhân hay tên lửa tầm xa nào, những vũ khí được thiết kế để đưa đầu đạn hạt nhân vươn được đến đất Mỹ lục địa, chính quyền Tổng thống Donald Trump coi đây là một chiến thắng nhưng những lần hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước vẫn chưa đạt được tiến bộ gì. Các cuộc đàm phán được dự đoán sẽ còn tiếp tục và kéo dài.

Evans Revere, cựu quan chức ngoại giao Mỹ, cho biết, ứng cử viên Joe Biden chỉ có một câu mơ hồ về chính sách đối với Triều Tiên, vì vậy, nếu đắc cử, ông này và các phụ tá sẽ cần nhanh chóng xác định một chiến lược để đưa Bình Nhưỡng tiến tới phi hạt nhân hóa và tìm đúng người để thực hiện chiến lược đó. Riêng với vấn đề Iran, việc có quay lại thoả thuận hạt nhân được ký dưới thời Tổng thống Barack Obama cũng là một câu hỏi lớn.

Khánh Chi

Nguồn tin: cand.com.vn